Bối cảnh Trận_Ngọc_Bích

Năm Vĩnh Hi thứ 3 đời Bắc Ngụy Hiếu Vũ Đế (năm 534), nhà Bắc Ngụy phân liệt thành Đông Ngụy và Tây Ngụy. Thực quyền của hai nước Ngụy đều nằm trong tay các thừa tướng Cao HoanVũ Văn Thái, nhà vua chẳng qua chỉ là bù nhìn. Hai nước lấy Hoàng Hà làm ranh giới, Đông Ngụy lấy Nghiệp[2] làm đô thành, chiếm hữu đại bộ phận đất đai từ cửa Hàm Cốc về phía đông của Bắc Ngụy; Tây Ngụy lấy Trường An[3] làm đô thành, chiếm hữu một dải Quan Trung của Bắc Ngụy.

Cao Hoan dựa vào đất rộng người đông, lương nhiều ngựa khỏe, nắm giữ hầu hết những ưu thế chiến lược, muốn đánh một trận san bằng Tây Ngụy. Vũ Văn Thái hết sức cai quản nơi hẻo lánh Quan Tây, người thưa binh ít, lương thực thiếu thốn, chỉ có thể đi bước nào hay bước ấy, tích lũy từng chiến thắng một, càng ngày lòng tin và thực lực càng tăng.

Năm 534, quân Tây Ngụy vượt sông Hoàng Hà, chiếm được Thiệu Quận [4], tiến quân vào Hà Đông. Muốn giữ được Hà Đông, từng bước củng cố và phát triển thì Tây Ngụy cần phải giữ được Ngọc Bích.

Năm 538, Đông đạo hành đài nhà Tây Ngụy là Vương Tư Chính thấy được sự quan trọng của Ngọc Bích, dâng thư xin đắp thành, dời từ Hằng Nông[5] của Hà Nam đến giữ Ngọc Bích. Triều đình Tây Ngụy vui vẻ đồng ý, còn ban chiếu gia phong Vương Tư Chính là Đô đốc việc quân các châu Phần[6], Tấn[7], Tịnh[8].

Việc Tây Ngụy chiếm được Hà Đông khiến cho Cao Hoan như ngồi trên lửa, thành Ngọc Bích trở thành cái xương trong cổ của ông ta. Năm 542, Cao Hoan lần thứ nhất đưa quân tấn công Ngọc Bích, tướng giữ thành của nhà Tây Ngụy khi đó chính là Vương Tư Chính. Vì trời lạnh, gió tuyết quá lớn, binh sĩ tử thương quá nhiều, Cao Hoan đánh Ngọc Bích không được nên trở về.

Liên quan